Silicon Valley

Khi nhắc đến Silicon Valley, có lẽ dân IT ở khắp nơi trên thế giới đều xem đây là thánh địa. Đây là điểm bắt đầu của các công ty công nghệ hàng đầu như Intel, Apple, Google, Facebook,… những cái tên đã nằm trong ngôi đền huyền thoại. Đây là nơi truyền cảm hứng cho không biết bao nhiêu con người, bao nhiêu thế hệ khởi nghiệp trong lĩnh vực phần mềm. Đây là nơi mà các con chiên công nghệ ai cũng ao ước ít nhất có một lần “hành hương” trở về.

Hôm nay, chúng ta cùng đi ngược dòng quá khứ để xem những điều gì đã giúp hình thành nên một Thung lũng Silicon truyền cảm hứng đến như vậy.


Thung lũng Silicon ra đời vào năm 1909 khi David Starr Jordan, Hiệu trưởng trường đại học Stanford, đầu tư tiền vào sáng chế ống chân không của Lee de Forest. Kể từ đó, Đại học Stanford tiếp tục khuyến khích các doanh nhân khởi nghiệp, sản sinh ra những của nhân như Bill Hewlett và David Packard, hai nhà đồng sáng lập của Hewlett-Parkard (HP) và Russell Varian, người đã phát triển công nghệ nền tảng cho radar kiêm sáng lập viên của Varian Associates. Sau Thế chiến thứ II, các cựu chiến binh từng phục vụ tại căn cứ quân sự địa phương đã quyết định gắn bó với khu vực này.

Khuôn viên đại học Standford. Ảnh từ Standford.edu

Nhiều người trong số họ đã đăng ký học tại Stanford khiến số lượng sinh viên tăng lên đáng kể, tạo áp lực lên tình hình tài chính của trường. Để gia tăng lợi nhuận biên tế (hay còn gọi là lãi gộp), nhà trường đã ra quyết định thành lập Khu công nghiệp Stanford, mảnh đất màu mỡ cho các công ty công nghệ non trẻ và ngày nay còn cung cấp không gian văn phòng cho các công ty khởi nghiệp và các công ty đang tăng trưởng thuộc Thung lũng này.

Nền tảng từ một nhóm các kỹ sư

Vào giữa những năm 1950, William Shockley, người phát minh ra bóng bán dẫn, đã chuyển đến khu vực này. Một số kỹ sư từng làm việc cho Shockey đã thành lập công ty Fairchild Semiconductor. Sau đó, hai trong số họ là Robert Noyce và Gordon Moore lập nên Intel. vào năm 1957, sau khi tàu vũ trụ Sputnik của Nga ra mắt, chính phủ Mỹ đã đổ rất nhiều tiền vào Fairchild để phát triển công nghệ mà sau này được sử dụng trong các chương trình vệ tinh và không gian của Mỹ.

Đội ngũ Fairchild Semiconductor thuở đầu. Ảnh từ American Scientist

ngành công nghiệp bán dẫn, Máy tính cá nhân và các công nghệ mới ra đời

Tiếng tăm ngày càng lan trộng của công cuộc đổi mới này đã thu hút các tài năng từ khắp nơi trên thế giới quy tụ về đây. Khi ngành công nghiệp bán dẫn đã tạo ra năng lượng điện toán với giá đủ thấp để cho phép những tay thợ hàn công nghệ thử nghiệm những công nghệ mới, thì ngành công nghiệp máy tính cá nhân ra đời.

Steve Jobs và Steve Wozniak bên máy tính Apple I năm 1976. Ảnh bởi Kimberly White / REUTERS

Apple và nhiều công ty máy tính khác được thành lập, kéo theo sự ra đời của nhiều công ty cung cấp các sản phẩm phần cứng phụ trợ và công nghệ hỗ trợ năng lực sản xuất. Với nguồn tài trợ của NASA thuộc Không quân Mỹ và ARPA, Viện Nghiên cứu Stanford đã phát minh ra chuột máy tính và công nghệ có tên là ARPANET – tiền thân của Internet. Xerox PARC đã tuyển dụng nhiều nhà nghiên cứu tiên phong về chuột máy tính và Internet. Sau này, họ còn phát triển cả lập trình định hướng đối tượng, giao diện đồ họa người dùng, mạng Ethernet, ngôn ngữ máy Postscript và máy in laze.

Những công ty này cùng các phát minh của họ đã góp phần lập nên 3Com và Adobe. Một vài công nghệ trong số này đã tạo điều kiện để những công ty như Cisco, Apple và Microsoft phát triển mạnh. Năm 1995, sau khi mạng Internet được mở rộng sang các hoạt động kinh doanh thương mại, rất nhiều công ty khởi nghiệp đã được thành lập, bao gồm cả eBay và Amazon. Dù Chính phủ Mỹ đã có công trong việc hình thành nên Thung lũng Silicon, nhưng trong kỷ nguyên Internet hiện nay, vai trò của họ đang ngày càng hạn chế.

nguồn vốn đầu tư mạo hiểm mới

Vốn đầu tư mạo hiểm là tác nhân thúc đẩy sự phát triển của Thung lũng Silicon ngay từ những ngày đầu hình thành. Cuối những năm 1970, thay đổi về quy định đầu tư hưu trí đã cho phép các nhà đầu tư mạo hiểm huy động nguồn vốn lớn hơn trước. Trước đây, phần lớn vốn đều được huy động từ những các nhân giàu có.

Đến cuối những năm 1990, các công ty Internet và công ty phần mềm phát triển như vũ bão – cho đến khi bong bóng dot-com vỡ tan và làm thay đổi cục diện vào hồi đầu năm 2000. Tiếp đến là làn sóng các công ty mới nổi chủ yếu trong lĩnh vực điện thoại di động, trò chơi điện tử, mạng xã hội và phần mềm dạng dịch vụ (Saas), bao gồm Zynga, Facebook, LinkedIn, Twitter và Salesforce.com. Gần đây là sự trỗi dậy của các công ty thành công trong nền kinh tế chia sẻ và lĩnh vực phân tích dữ liệu như AirBnB, Uber và Palanir Technologies.

Các công ty khởi nghiệp cung cấp thiết bị y tế và công nghệ sinh học cũng tăng trưởng mạnh mẽ tại Thung lũng Silicon. Genentech, công ty tiên phong trong ngành công nghiệp ADN tái tổ hợp do một nhà đầu tư mạo hiểm ở Thung lũng Silicon, đồng thời là nhà nghiên cứu của Đại học California tại San Francisco (UCSF) thành lập. Công nghệ của Genetech đã được phát triển ở Đại học Stanford và UCSF.

mở rộng và phát triển. trở thành cái nôi sáng tạo của thế giới

Ngày nay, Thung lũng Silicon đã mở rộng phạm vi địa lý, trải rộng khắp San Francisco, kéo tới hơn 64km về phía bắc và còn xa hơn nữa. Công nghệ ở đây cũng đa dạng hơn trước, từ phần cứng và phần mềm truyền thống đến công nghệ sạch, thiết bị y tết, công nghệ sinh học và các sản phẩm nông nghiệp. Nơi này vẫn không ngừng thúc đẩy tinh thần kinh doanh, sáng tạo khi liên tục tự đổi mới bản thân.

Ảnh screenshot Figma các văn phòng công ty tại Silicon Valley. Ảnh bởi Brianne Kimmel/Figma

nguồn gốc tên gọi “Thung lũng Silicon”

Vào năm 1972, Don Hoefler, một nhà báo chuyên mảng điện tử, đã nghĩ ra cụm từ này vì tất cả các công ty khởi nghiệp thời điểm đó đều tập trung vào thiết bị bán dẫn và sử dụng các bảng mạch silicon. Tên gọi đó vẫn được giữ nguyên cho tới tận ngày nay.

%d người thích bài này: