Quy trình tuyển dụng ví trí Product Manager sẽ được chia làm nhiều giai đoạn. Ở các công ty tôi làm việc, quy trình tuyển vị trí này chia làm 6 vòng chính:
- Vòng 1: Chuẩn bị Resumé và nộp hồ sơ
- Vòng 2: Phone Screen
- Vòng 3: Case Study
- Vòng 4: Technical Interview
- Vòng 5: General Interview
- Vòng 6: Get An Offer
Trong bài này, tôi xin nói đến vòng Technical Interview. Đây là vòng cần nhiều thời gian để chuẩn bị và mang tính quyết định, các câu hỏi đi sâu vào chuyên môn công việc của Product Manager.
Các câu hỏi trong vòng Technical Interview sẽ phân bổ theo các nhóm sau:
- Company Question
- Personal Question
- Estimation Question
- Strategy Question
- Execution Question
- Product Question
- Technical Question
- Behavioral Question
Company Question
Hiểu rõ một công ty trước khi nộp hồ sơ là rất quan trọng. Không chỉ tốt trong quá trình phỏng vấn giúp gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.
Để chuẩn bị cho các cầu hỏi này, có thể tìm hiểu công ty theo guideline sau:
- Product
- Products: Các sản phẩm nào công ty đã, đang và sẽ phát triển. Các tính năng, giá trị mà sản phẩm này mang lại.
- Market: Thị trường mục tiêu mà công ty/các sản phẩm công ty đang hướng tới.
- Customers: Chân dung các khách hàng mà các sản phẩm công ty đang hướng tới. (B2B or B2C, Demographics, Behavioral, Needs)
- Competitors: Các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Sản phẩm công ty có điểm gì khác biệt so với các đối thủ.
- Business Model: Cách mà công ty đang kiếm tiền.
- Customer Feedbacks: Phản hồi tích cực, tiêu cực của khách hàng (Reviews, Feedbacks).
- Product Metrics: Chỉ số nào dùng để đo lường mức độ thành công của sản phẩm (Vd: Revenue, Retention, ROAS).
- Strategy
- Vision: Tầm nhìn dài hạn của công ty và ban giám đốc
- Mission: Sứ mệnh mà công ty hướng đến
- Strength: Điểm mạnh của sản phẩm/công ty
- Weakness: Điểm yếu của sản phẩm/công ty
- Opportunities: Các cơ hội tiềm năng dựa trên thế mạnh, thị trường mà công ty đang hướng đến
- Threats: Với sản phẩm, thị trường đang có các mối đe dọa nào ảnh hưởng sự thành công của công ty trong tương lai (Lĩnh vực, Đối thủ, Luật, Người dùng)
- Culture
- Culture: Văn hóa công ty
- Core Value: Các giá trị cốt lõi công ty muốn xây dựng
- Company History: Lịch sử hình thành công ty
- Company Structure: Cấu trúc tổ chức
- Founding team/Key members: Các thành viên sáng lập và điều hành tổ chức
- Line Manager & Team: Người quản lý trực tiếp và đặc điểm đội nhóm trong tương lai sẽ cùng làm việc.
Personal Question
Đây là phần giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ về ứng viên và cách họnghĩ. Một số câu hỏi sau có thể được hỏi:
- Tell Me About Yourself
- Đây là câu hỏi mở, khi bắt đầu phỏng vấn tôi cũng thường sẽ hỏi ứng viên. Ứng viên cần mô tả một cách ngắn gọn và nổi bật những ý chính về bản thân trong vòng 2-3 phút. Không nên nói quá chung chung nhưng cũng đừng đi vào quá chi tiết, nếu nhà tuyển dụng thấy điểm nào thú vị họ sẽ hỏi thêm.
- Công việc và sản phẩm hiện tại hoặc gần nhất đang đảm nhận và các công việc trước đó
- Thành tựu nổi bật đã đạt được ở các công việc trước.
- Cơ duyên nào đưa bạn đến công việc này. Tạo sao bạn lại muốn trở thành Product Manager?
- Các sở thích ngoài công việc hỗ trợ cho công việc của một người Product Manager (Ví dụ: Viết blog; Đọc sách về phát triển sản phẩm; Làm advisor/mentor cho các dự án; Tham gia các Workshop chuyên đề).
- Why do you want to work here?
- Từ bước nghiên cứu về công ty và các sản phẩm ở trên. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy điểm đặc biệt ở công ty khiến bạn mong muốn ứng tuyển vào.
- Why should we hire you?
- Chúng ta là người hiểu rõ bản thân nhất, cho nên trước khi nhà tuyển dụng nhận ra những tốt chất, tiềm năng và điểm mạnh của bạn. Hãy cho họ thấy điểm sáng nơi bạn mà không phải ai cũng có. Những giá trị gì bạn sẽ mang lại cho công ty về văn hóa, kinh nghiệm, kiến thức.
- Why are you leaving your current job?
- Có nhiều lý do để một người rời bỏ công việc và tìm kiếm cơ hội mới. Tựu chung lại hãy tập trung vào những điểm tích cực mà bạn đang tìm kiếm như về cơ hội thăng tiến, sản phẩm mang lại được nhiều giá trị, tìm kiếm một nơi có văn hóa và phúc lợi tốt hơn, chưa phát huy được thế mạnh ở công việc hiện tại. Dù sao đi nữa cũng hạn chế việc nói ra những điều tiêu cực về công ty cũ.
- What do you like to do in your spare time?
- Nếu là một người luôn mang trong mình năng lượng tích cực và tinh thần ham học hỏi, hãy cho nhà tuyển dụng thấy. Hãy hạn chế nói ra những hoạt động chung chung như: đi cafe, nói chuyện với bạn bè, shopping, etc. bởi vì không tạo ra sự khác biệt nơi bạn và không giúp nhà tuyển dụng thấy ấn tượng hơn. Hãy tập trung làm nổi bật các hoạt động mang lại sự khác biệt và cụ thể ví dụ như: Dành mỗi ngày 1 tiếng để viết blog về chuyên môn và cuộc sống; Học ngôn ngữ lập trình Python và tự code các ứng dụng nho nhỏ.
- Where do you see yourself in five years?
- Tôi vẫn thích hỏi câu này để xem liệu rằng ứng viên có tinh thần học hỏi, cầu tiến và đặt ra những mục tiêu cho bản thân hay không. Ngoài ra, dựa trên đó nhà tuyển dụng cũng sẽ có thể thấy được Career Path hay cơ hội thăng tiên mà công ty có thể mang lại như bạn mong muốn hay không. Có thể xảy ra trường hợp bạn muốn phát triển lên các vị trí cao hơn nhưng có thể trong vòng 1-2 năm tới công ty chưa đáp ứng được vì quy mô công ty.
- What are your strengths and weaknesses?
- Theo thói quen, câu hỏi này tôi thường hỏi ứng viên ở cuối buổi phòng vấn. Không có ai là hoàn hảo, cho nên một ứng viên tiềm năng là người có thể thấy được hoặc lắng nghe góp ý của mọi người về điểm mạnh và điểm yếu của mình để tự đó có kể hoạch phát triển cho bản thân. Khi nói về điểm mạnh hãy tự tin nhưng khiêm tốn, đừng nói những ý như “Tôi có product sense tốt/ Tôi rất hiểu người dùng” mà thay vào đó hãy nói “Tôi có phương pháp để luôn luôn đặt người dùng làm trọng tâm trong mọi quyết định và quá trình nghiên cứu tìm giải pháp, tôi giành rất nhiều thời gian lắng nghe phản hồi từ họ, để thực sự hiểu họ”. Với điểm yếu cũng đừng ngần ngại chia sẻ với nhà tuyển dụng, quan trọng hơn hết là cho nhà tuyển dụng thấy bạn thực sự ý thức được những hạn chế của bản thân và có kế hoạch để cải thiện.
Ở bảng dưới là ví dụ một số điểm mạnh của một Product Manager, hãy tìm cách highlight những điểm mạnh của bạn trong quá trình phòng vấn.

Còn tiếp…