Immersive Experience Design

Immersive Experience Design (thiết kế trải nghiệm đắm chìm) là kĩ thuật được ứng dụng ở nhiều sản phẩm giúp đạt được sự tập trung tối đa từ người dùng, giảm thiểu các yếu tố dễ gây xao nhãng nhằm khuyến khích người dùng trải nghiệm Core Value sản phẩm nhanh nhất.

Khi thiết kế một Immersive Experience có thể dựa trên ba yếu tố căn bản:

  • Sound
  • Visual
  • Touch

Tùy thuộc core value của sản phẩm và giới hạn của thiết bị mà một trong ba thành tố này được tập trung khai thác hoặc gia giảm cho phù hợp.

Một số ví dụ về Immersive Experience trong các digital product.

Netflix

Khi mở Netflix (phiên bản Web), người xem thấy ngay bộ phim được giới thiệu chiếm phần lớn màn hình và tự động được phát trailer kèm âm thanh.

Hướng sự chú ý của người dùng vào bộ phim này và khuyến khích hành động “Play” (core value).

Beatstar

Beatstar, một tựa game âm nhạc đình đám hiện nay. Khi mở game, người chơi thấy ngay bài hát được đề xuất ở giao diện chính, đồng thời bài hát được phát để trigger việc “Play”.

Typeform

Typeform, công cụ tạo khảo sát trực tuyến. Khi người dùng bắt đầu làm khảo sát, trên màn hình luôn luôn tập trung một câu hỏi duy nhất.

TikTok

Với TikTok, các videos ngắn được đề xuất luôn luôn là trung tâm của màn hình và chiếm tối đa diện tích với tỉ lệ video theo tỉ lệ mobile để tận dụng tối đa không gian.

Image: Engadget

Để ứng dụng và thiết kế tốt Immersive Experience, người thiết kế cần hiểu rất rõ Core Value của sản phẩm đối với từng Use Case cụ thể. Ngoài ra, qua các ví dụ trên các bạn cũng có thể thấy Immersive Experience thường được ứng dụng trong các Consumer Product thiên về trải nghiệm nghe nhìn và không cần nhiều thao tác.

%d người thích bài này: